Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2023

Cách Lắp Đặt Hầm Cầu Theo Tiêu Chuẩn TCVN 10334:2014

 Việc xây dựng hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014 là một quy định bắt buộc do Nhà nước ban hành. Chính vì vậy mà nhiều người đã tìm kiếm cách làm hầm cầu này cho ngôi nhà của mình. Ngoài việc xây dựng theo quy định thì loại bể này cũng mang lại nhiều lợi ích. Dưới đây chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn cách làm và một số thông tin liên quan đến loại hầm cầu này. Mời các bạn theo dõi!

Cách xây dựng, lắp đặt hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014

Hiện nay, xây dựng hầm cầu đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014 thường được xây dựng bằng gạch và bê tông nguyên khối. Điều này có tác dụng giúp tình trạng hầm cầu bị hôi được hạn chế và về sau có thể dễ dàng áp dụng kỹ thuật hút bể phốt.

Xây dựng hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014 bằng gạch hoặc bê tông nguyên khối

Yêu cầu của hầm cầu xây bằng gạch là độ dày của tưởng không được dưới 220mm.
Để tránh tình trạng tưởng của bể bị nứt, gây ra rò rỉ hầm cầu và hút hầm cầu không đục phá thì các bạn khi xây chú ý mạch vữa phải dày đều nhau, no và vữa phải được đảo thật kỹ.

  • Bước 1: Gạch sẽ được xếp 1 hàng dọc, 1 hàng ngang và xây bằng loại gạch đặc. Nếu là xây bằng bê tông bạn chỉ cần đặt các tấm bê tông theo bản vẽ và chắc chắn chúng lại với nhau bằng vữa.
  • Bước 2: Sau khi xây tường xong, mặt trong và mặt ngoài của tường bể sẽ được trát kín vữa với độ dày khoảng 20mm.
  • Bước 3: Tiến hành trát vữa xi măng chống thống và chọn loại xi măng chuyên sử dụng cho việc xây hầm cầu là tốt nhất và đảm bảo không bị rò rỉ nước thải trong quá trình sử dụng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn.

Nếu như các bạn xây bể trên khu vực đất có các mạch nước ngầm thì nên xây dựng thêm 1 lớp đất sét dày khoảng 100mm và phần đáy hầm phải được đổ bê tông cốt thép để đảm bảo bể không bị lún, bị thấm nước ra bên ngoài.

Ngoài ra, nếu lắp đặt bằng những tấm bê tông nguyên khối nên các bạn phải đảm bảo nắp hầm và ống dẫn vào các ngăn của hầm phải được làm thật kín, tránh tình trạng thoát các loại khí, mùi hôi thối ra ngoài. Việc lựa chọn ống dẫn nên chọn loại ống có khả năng chịu nhiệt tốt, chịu được sự ăn mòn của hóa chất như ống cao su.

Cách làm hầm cầu
Xây dựng hầm cầu bằng gạch là lựa chọn của nhiều gia đình

Cấu tạo của hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014

Hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN là loại hầm cầu tiết kiệm được diện tích bởi được tận dụng xây dựng ở ngay dưới nền móng nhà. Về cơ bản, cấu tạo hầm cầu gồm 3 ngăn: ngăn chứa, ngăn lắng, ngăn lọc.

Dưới đây là thiết kế bể phốt 3 ngăn chi tiết và công dụng của từng ngăn.

1. Ngăn chứa

Ngăn chưa có công dụng chứa tất cả các loại chất thải bị xả xuống trực tiếp và chưa bị phân huỷ. Chính vì công dụng này mà ngăn chứa được thiết kế có diện tích lớn, bằng 2 ngăn công lại.
Các chất thải sẽ ở ngăn chứa một thời gian cho đến khi bị phân huỷ thành bùn (trừ những loại chất thải không thể phân huỷ hoặc khó phân huỷ sẽ đọng lại).

2. Ngăn lọc

Các chất thải sau khi bị phân huỷ ở ngăn chứa sẽ tự động dịch chuyển sang ngăn lọc. Lúc này, ngăn lọc có công dụng lọc các chất thải lơ lửng để chúng di chuyển sang ngăn khác. Ngăn lọc có diện tích bằng khoảng ½ ngăn chứa.

3. Ngăn lắng

Những loại chất thải không thể phân huỷ hoặc khó phân huỷ như kim loại, chất rắn, túi nilon hay những vật nặng sẽ được lắng tại ngăn này. Chình vì vậy mà trong quá trình sử dụng, các không nên vất các loại chất thải không phân huỷ vào bồn cầu, tránh tình trạng các vật này tích tụ dần dẫn đến bể bị đầy trước thời hạn.

cách làm hầm cầu tiêu chuẩn
Cấu tạo cơ bản của hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014

Hầm cầu đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cấu tạo gồm 3 ngăn và mỗi ngăn có một chức năng khác nhau.
Ngoài ra, loại hầm cầu này rất lâu đầy, thời gian phải hút hầm cầu được kéo dài. Chính vì vậy mà cách lắp đặt hầm cầu này được nhiều người tìm kiếm và tham khảo. Thấu hiểu điều đó, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cách xây dựng, lắp đặt hầm cầu đặt tiêu chuẩn TCVN 10334:2014 hiệu quả nhất hiện nay.

Tiêu chuẩn lắp đặt hầm cầu đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN

Hầm có tổng dung tích được ký hiệu là V (m3) được tính bằng công thức V = Vư + Vk.
Trong đó, Vư là tổng dung tích hữu ích của hầm cầu, Vk là dung tích phần lưu thông tính từ nước lên tấm đan nắp bể.
Những tiêu chuẩn lắp đặt hầm cầu đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014 đã được quy định trong văn bản pháp luật đã được ban hành. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn dung tích lắng

Dung tích lắng được tính bằng công thức Vw = Vn + Vb + V + Vv. Chúng được xác định dựa theo loại nước thải và thời gian lưu nước cũng lượng nước chảy vào hầm.
Trong đó: Trong đó:

  • Vb là vùng chứa cặn tươi chưa phân hủy
  • Vt là vùng tích lũy bùn cặn sau khi phân hủy
  • Vn là vùng lắng, còn gọi là vùng tách cặn thừa
  • Vv là vùng tích lũy váng trong bể tự hoại

Tiêu chuẩn thời gian tối thiểu lưu nước ở trong hầm

Tiêu chuẩn làm hầm cầu
Tiêu chuẩn thiết kế hầm cầu theo thời gian lưu nước tối thiểu

Tiêu chuẩn dung tích của vùng tách cặn

Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000 là công thức tính dung tích của vùng tách căn.
Trong đó:
N: số người sử dụng bể
qo: Là đơn vị đo tiêu chuẩn nước thải.

Tiêu chuẩn thời gian để cặn có thể phân huỷ theo nhiệt độ

Thời gian để các loại chất thải có thể phân huỷ thành bùn tuỳ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ nước thải. Nhiệt độ nước thải càng cao thì thời gian cần thiết để phân huỷ chất thải càng rút ngắn, cụ thể:

tiêu chuẩn làm hầm cầu
Thời gian để chất thải phân huỷ theo nhiệt độ

Tiêu chuẩn ngăn lưu giữ bùn đã phân huỷ

Các loại chất thải đã phân huỷ sẽ biến thành bùn và lắng xuống đáy bể. Dung tích bùn sẽ được tính theo công thức: Vt = r.N.T/1000
Trong đó:
r là lượng chất thải của 1 người sử dụng trong vòng 1 năm đã phân hủy tích lũy.
T là khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nổi Vv có công thức là: 0,4 t hoặc 0,5 t với chiều cao lớp váng khoảng từ 0,2 – 0,3 m.
Dung tích của vùng chứa cặn và váng sẽ tăng thêm khoảng 50% nếu hầm cấu có chứa cả nước thải từ bồn rửa bát, nhà bếp hoặc những nơi khác.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Vk là kí hiệu cho dung tích phần lưu không trên mặt nước của hầm cầu và được lấy bằng khoảng 20% dung tích ướt.
Các ngăn trong hầm cầu phải được thiết kế lưu thông với nhau có cả ống thông hơi.

Tiêu chuẩn kích thước hầm cầm

Dưới đây là tiêu chuẩn của kích thước hầm cầu theo số người sử dụng:
Kích thước trên chỉ bao gồm dung tích của hầm cầu mà không tính tường và vách ngăn. Với các kích thước trên, các bạn có thể sử dụng 150 lít nước/người/ ngày và nếu các loại chất thải phân huỷ trong nhiệt độ 20 độ C thì khoảng 3 năm bạn sẽ phải hút cặn 1 lần.

tiêu chuẩn làm hầm cầu
Kích thước hầm cầu theo số lượng người dùng

Tiêu chuẩn ống thông hơi

Ống thông hơi rất quan trọng và là thứ không thể thiếu trong tiêu chuẩn lắp đặt và xây dựng hầm cầu. Khi lắp đặt, để tránh mùi hôi ảnh hướng đến môi trường sống thì ống thông hơi được dẫn cao lên mái nhà với một khoảng cách tối thiểu 0.7m và ống có đường kính ít nhất là 60mm.

Công thức tính toán để thiết kế hầm cầu đạt tiêu chuẩn

Để có thể thiết kế và xây dựng một chiếc hầm cầu đạt tiêu chuẩn quốc gia, các bạn có thể sử dụng công thức dưới đây:
W = W1 + W2
Trong đó:

  • W1, m3 là thể tích phần lắng của bể tự hoại
  • W2, m3 là thể tích phần chứa và lên men cặn
  • W, m3 là tổng thể tích của bể tự hoại

W1 được tình bằng công thức: W1 = a.N.T1/1000
Với:

  • a là tiêu chuẩn nước thải 1 người/ngày
  • b là tiêu chuẩn cặn lắng của 1 người/ngày
  • T1 là thời gian nước lưu lại trong bể
  • T2 là thời gian giữa 2 lần hút bùn cặn lên men từ 1 – 3 ngày
  • N: số người sử dụng nhà tự hoại

Lưu ý khi xây dựng, lắp đặt hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN

Để xây dựng được một hầm cầu đạt tiêu chuẩn TCVN, các bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Đầu tiên để có thể xây dựng một hầm cầu đạt tiêu chuẩn thì các bạn cần có một bản vẽ thiết kế chi tiết, phù hợp với địa hình của gia đình.
  • Nên xây hầm cầu bằng những loại gạch đặc hoặc đã được nung già. Điều này đảm bảo độ chắc chắn của hầm cầu và không giúp hầm tăng khả năng chống thấm.
  • Dọn sạch sẽ hầm không để tồn tại những gạch vỡ, cát thừa ở trong bể. Điều này sẽ khiến việc xử lý chất thải gặp khó khăn, thậm chí là gây ách tắc.
  • Nên sử dụng cát hoặc than xỉ để làm ngăn lọc trước khi thải nước ra ngoài môi trường.
  • Nên đánh dấu vị trí nắp hầm tại ngăn lọc để có thể dễ dàng tìm kiếm vị trí khi không may có sự cố cần sửa chữa.
  • Trong quá trình xây hầm bằng gạch, thợ xây phải xây tường đôi và xếp gạch xen kẽ dọc ngang cũng như miết kỹ để vữa để các viên gạch bám chắc với nhau.
  • Mặt trong và mặt ngoài tường của hầm đều phải trát lớp vữa chống thấm. Điều này tăng khả năng chống thấm của hầm cầu.
  • Tại các góc của hầm nên đặt các tấm lưới chống nứt và chống thấm. Bởi công trình nào cũng sẽ xuống cấp sau thời gian dài sử dụng.
  • Đáy bể phải được đổ bê tông nguyên khối với độ dày khoảng 15cm để khả năng chống thấm được đảm bảo.
  • Sau khi hoàn tất việc thi công, phải kiểm tra lại một lượt hầm có bị rò rỉ hay không bằng cách cho đầy nước trong khoảng 1 ngày. Sau một ngày nếu không có tình trạng rò rỉ thì tiến hành tháo nước ra ngoài và sử dụng.
tiêu chuẩn làm hầm cầu
Nên xây dựng hầm bằng gạch đã nung gia để khả năng chống thấm tốt hơn

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có thể hình dung ra cách lắp đặt, tiêu chuẩn và những lưu ý khi xây hầm cầu mà chúng tôi cung cấp. Hy vọng qua bài viết, các ban sẽ lắp đặt, xây dựng được cho gia đình một hầm cầu đạt chuẩn quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch Vụ Thông Cống Nghẹt Tại Hóc Môn: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Mọi Gia Đình

Trong tình hình hiện nay, dịch vụ thông cống nghẹt tại Hóc Môn đang trở thành nhu cầu cấp thiết và được nhiều người quan tâm. Tình trạng chấ...