Thứ Hai, 22 tháng 5, 2023

Tự Làm Bể Phốt Bằng Thùng Nhựa Tại Nhà Đơn Giản, Chi Tiết Nhất

 Bể phốt bằng nhựa có thể mua được ở ngoài thị trường song cũng có thể tự làm. Chính vì vậy, mà nhiều người muốn biết cách làm bể phốt bằng thùng nhựa để có thể tự làm một sản phẩm cho ngôi nhà của mình. Dưới bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách làm sản phẩm này từ thùng nhựa với những bước cực kỳ cơ bản. Mời các bạn theo dõi!

Bể phốt bằng nhựa có thể mua được ở ngoài thị trường
Việc tự làm bể phốt bằng thùng nhựa được nhiều người quan tâm

Cách làm bể phốt bằng thùng nhựa đơn giản, hiệu quả

Bể phốt bằng nhựa có thể giúp cho việc hút bể phốt định kỳ được thuận lợi, dễ dàng hơn. Để có thể xây dựng và tự làm bể phốt bằng thùng nhựa, các bạn cần phải có một kế hoạch đáp ứng được các tiêu chuẩn về xây dựng và vệ sinh. Trước tiên bạn phải chuẩn bị các vật liệu để làm bể và có kế hoạch về nơi đặt bể phốt nhựa như:

  • Một thùng nhựa với dung tích tối thiểu 500l
  • Các ống nước để kết nối giữa bồn cầu với bể phốt, giữa các ngăn… với đường kính tối thiểu 110mm.
  • Đào một hố sâu vừa đủ chôn bể phốt
  • Lưu ý đến độ dốc của ống thoát nước
  • Khoảng cách đặt bể phốt với các tòa nhà

Về khoảng cách đặt bể phốt nhựa, chúng ta phải đặt ở khoảng cách tối thiểu 5m từ ngôi nhà của bạn. Với khoảng cách này, bể phốt sẽ không thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn nếu không may có những mùi hôi thối xuất hiện.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và xác định được vị trí đặt bể phốt nhựa, chúng ta sẽ tiến hành làm bể phốt bằng thùng nhựa.

Dưới đây là các bước để hoàn thiện một bể phốt tự làm bằng thùng nhựa và đưa vào sử dụng:

Bước 1: Tiến hành đục một lỗ với đường kính 110m trên mặt thùng nhựa để làm ống thoát chất thải từ trên bồn cầu xuống bể phốt.

Cách làm bể phốt bằng thùng nhựa đơn giản, hiệu quả
Đục một lỗ với đường kính 110mm để làm ống thoát chất thải từ trên xuống

Bước 2: Đục 2 lỗ ở 2 bên thùng với đường kính 110m để gắn ống thoát nước. Vị trí gắn ống ở sát miệng bể, đầu ống kia được gắn trên miệng thùng khác.

Bước 3: Chuẩn bị một thùng nhựa thấp hơn khoảng 30cm so với thùng chính với mục đích làm ngăn lắng và được kết nối với thùng chính.

Bước 4: Ở trên thùng thứ 2 dùng làm ngăn lắng, chúng ta tiến hành lắp đặt ống thoát khí và ống thoát nước thải. Vị trí lắp 2 ống này cũng gần với miệng bể.

Bước 5: Cuối cùng là tiến hành chôn bể xuống dưới hố đã đào sẵn và lấp kín các chỗ hở bằng cát hoặc đất mềm.

Tự Làm Bể Phốt Bằng Thùng Nhựa Tại Nhà Đơn Giản, Chi Tiết Nhất
Trên thùng làm ngăn lắng được lắp đặt ống thoát khí và thoát nước thải ra ngoài
Tự Làm Bể Phốt Bằng Thùng Nhựa Tại Nhà Đơn Giản, Chi Tiết Nhất
Tiến hành chôn bể phốt xuống vị trí đã chọn và lấp kín bằng cát, đất mềm.

Trên đây là toàn bộ các bước về cách làm bể phốt bằng thùng nhựa mà chúng tôi xin gửi đến các bạn. Nếu đã quyết định tự làm, các bạn nên tuân thủ đúng các quy trình, tránh những lỗi xuất hiện khi sử dụng, gây tắc nghẽn hầm cầu. Đến lúc đó các bạn sẽ phải hút hầm cầu dù chưa đến định kỳ hay mới sử dụng bể được một thời gian ngắn.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt bằng thùng nhựa

Bể phốt tự hoại làm bằng nhựa có cấu tạo tuần tự với nhau thông qua hệ thống các ống thải giữa các ngăn để đảm bảo bể hoạt động hiệu quả nhất có thể và có thể giúp tình trạng hầm cầu bị hôi bị giảm đáng kể,

Cấu tạo hầm cầu và nguyên lý hoạt động của bể phốt bằng nhựa tương tự như các loại bể phốt 2, 3 ngăn làm bằng gạch và bê tông.

Trước tiên chất thải từ bồn cầu sẽ được di chuyển xuống bể phốt ở ngăn chứa và bắt đầu chảy vào ngăn lắng trước khi mực nước dâng lên đường ống vào. Lúc này, các loại chất thải khó phân huỷ, nặng sẽ lắng xuống đáy bể, các loại chất thải dễ phân huỷ, nhỏ và nhẹ hơn sẽ tiếp tục dọc theo hệ thống.

Trong quá trình xử lý chất thải, các khí metan sẽ được sinh ra và các loại khí nào sẽ được thoát ra theo đường ống thoát khí. Các loại bể nếu không có ống thoát khí rất dễ xuất hiện tình trạng nổ đường ống, nổ bể…

Nguyên lý hoạt động của bể phốt dựa trên sự hoà tan các thành phần chất lỏng của nước thải và thoát qua các ngăn và cuối cùng là đi qua ngăn lọc, chảy ra ngoài môi trường.

Hiện nay, sử dụng phổ biến nhất là loại bể phốt 3 ngăn, có thể xử lý được nhiều loại chất thải. Từ ngăn cuối cùng của bể, các chất thải sẽ được lọc trước khi chảy ra ngoài môi trường.

bể tự hoại
nguyên lý hoạt động của bể tự hoại bằng thùng nhựa

Những ưu nhược điểm của bể phốt tự hoại làm bằng nhựa

Việc tự làm bể phốt bằng thùng nhựa không phải ai cũng có thể tự làm được. Chính vì vậy mà nếu không thể tự làm, các bạn nên mua sẵn các sản phẩm ở các đại lý.

Ngoài ra, việc tự làm bể phốt tự hoại cũng tồn tại những ưu nhược điểm nhất định. Dưới đây là những ưu nhược điểm của việc tự làm bể phốt từ thùng nhựa

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm được chi phí khi có thể tự làm bằng các thành phần có sẵn ở nhà hoặc có thể mua lại giá rẻ.
  • Dễ dàng lắp đặt bởi chất liệu nhựa khá nhẹ
  • Chất liệu nhựa có tuổi thọ cao, bền bỉ với thời gian nên có thể chịu được va đập và thời tiết.
  • Có thể tự thiết kế với đa dạng kích thước, chủng loại
  • Thân thiện với môi trường.

Ngoài những ưu điểm, nếu tự làm bể phốt bằng nhựa thì sản phẩm này cũng tồn tại những nhược điểm sau:

Nhược điểm:

  • Mất thời gian nếu tự làm bể phốt thay vì mua sẵn
  • Việc lắp đặt khá khó khăn với rất nhiều người
  • Việc tự làm bể không thể đảm bảo chất lượng sản phẩm nên phải kiểm tra định ký liên tục.
  • Sản phẩm tự làm có thể xuất hiện sự hoạt động ngắn hạn, dễ hỏng hóc.
Những ưu nhược điểm của bể phốt tự hoại làm bằng nhựa
Bể tự làm sẽ có những ưu nhược điểm cùng tồn tại

Trên đây là cách tự làm bể phốt bằng nhựa tại nhà đơn giản mà chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn. Hy vọng, qua bài viết, các bạn có thể tự làm cho mình một sản phẩm ưng ý. Nếu không thể tự làm, các bạn nên mua các sản phẩm đã được sản xuất sẵn về để lắp đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dịch Vụ Thông Cống Nghẹt Tại Hóc Môn: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Mọi Gia Đình

Trong tình hình hiện nay, dịch vụ thông cống nghẹt tại Hóc Môn đang trở thành nhu cầu cấp thiết và được nhiều người quan tâm. Tình trạng chấ...